Cây dổi chắc không còn gì quá xa lạ với chúng ta, phân bố chủ yếu ở các vùng đất Feralit đỏ, đỏ vàng, phong hóa trên granit, ở những nơi có tầng đất giày, ẩm ướt, cây dổi phát triển rất tốt. Ở Việt Nam, đây là lọai cây thường tập chung chủ yếu ở các vùng núi Tây Bắc. Mang giá trị kinh tế cao, không chỉ sử dụng gỗ dổi trong nội thất mà những bộ phận khác của cây cũng được ứng dụng nhiều và rất rộng rãi trong đời sống chúng ta. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Morelux tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Ứng dụng của hạt dổi trong đời sống
Hạt dổi là bộ phận của cây dổi rừng, quả kép dài, gồm nhiều hạt hình cầu dẹt hoặc hình trứng, thường chín vào tháng 9-10. Bên trong quả là hạt màu đỏ, hạt dổi thường chia ra làm 2 loại là hạt dổi tẻ và hạt dổi nếp. Nếu như hạt dổi tẻ cứng và có vị đắng khi giã ra thì ngược lại, hạt dổi nếp có mùi thơm nhẹ nhàng, vị hơi cay.
Ngoài việc có thể lấy gỗ thì cây dổi còn được khai thác hạt để sử dụng trong ẩm thực đời sống. Hơn thế nữa, nó được ví như “vàng đen” của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Hương của hạt dổi rất thơm, có thể tạo ra được nhiều món ăn vô cùng đặc sắc, hoặc cũng có thể làm nước chấm mà người dân gọi là “trẳm chéo”. Những món ăn đó hiện nay cũng đã khá phổ biến ở dưới miền xuôi, tuy nhiên nếu có dịp được đặt chân lên vùng cao thì bạn nên thử bữa cơm trên đó 1 lần, thực sự nhớ mãi không quên.
Không những để làm gia vị bữa ăn mà hạt dổi còn được tận dụng để làm những bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu hiệu. Ăn hạt dổi sẽ giúp ổn định đường tiêu hóa, chống táo bón và các bệnh khác về đường tiêu hóa. Còn khi ngâm với rượu, nó còn giúp khắc phục một số bệnh về xương khớp vô cùng tốt, chính vì thế mà đây là loại hạt được coi là vàng đen của Tây Bắc.
Ứng dụng của gỗ dổi trong nội thất
Trước khi tìm hiểu về ứng dụng của gỗ dổi thì hãy cùng Morelux nhắc lại sơ qua về ưu nhược điểm của loại gỗ này nhé:
Ưu điểm:
- Chịu được nhiệt độ cao, chịu được nước và có độ bền phải chăng
- Gỗ ít bị cong vênh, vân gỗ đẹp, sắc nét, khối lượng nhẹ và có đặc tính ổn định
- Bên trong gỗ chứa tinh dầu thơm nên kháng mối mọt khá tốt
Hạn chế của gỗ dổi:
- Gỗ khô chậm nên cần sấy kỹ lưỡng để tránh rạn nứt hay biến dạng
- Gỗ phản ứng chậm với sắt nên có thể thay thế bằng inox
- Thực trạng khai thác lớn nên nguồn nguyên liệu khan hiếm cần có thời gian khôi phục
Ứng dụng gỗ dổi:
So với những dòng cây lâm nghiệp khác thì cây gỗ dổi đem lại giá trị kinh tế vượt trội hơn nhiều. Với hệ vân đẹp, gỗ có kết cấu ổn định cùng với độ bền khá nên được nhiều gia chủ săn đón và lựa chọn sử dụng. Trong thiết kế nội thất, gỗ dổi được ứng dụng để làm những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao, hay có công năng sử dụng lớn.
Một số sản phẩm làm từ gỗ dổi có thể kể đến như:
- Bàn ăn làm từ gỗ dổi: Với khả năng chịu nhiệt tốt nên bàn ăn gỗ dổi được đánh giá khá cao và được sử dụng rộng rãi. Màu sắc, đường vân đẹp mắt, chắc chắn sản phẩm sẽ giúp tôn lên sự sang trọng, hiện đại cho gian bếp nhà bạn
- Cửa gỗ dổi: Khi vào một ngôi nhà, chắc chắn cửa ra vào chính là khu vực ta nhìn thấy đầu tiên, với vẻ đẹp của mình thì gỗ dổi được rất nhiều gia chủ lựa chọn để làm cửa ra vào cho ngôi nhà của mình.
- Tủ bếp gỗ dổi: Được thiết kế hiện đại, bắt mắt
- Kệ tivi, ….
Ngoài những sản phẩm nội thất có công năng cao kể trên thì gỗ dổi chủ yếu được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết cao như tranh gỗ, tượng gỗ, bàn thờ, …
Thực trạng nguồn gỗ dổi và giá thành
So với những loại gỗ lâm nghiệp, trồng để lấy gỗ khác, gỗ dổi có giá thành nằm vào lớp trung bình, khoảng 20-22 triệu/m3. Hệ vân đẹp, chất lượng xứng đáng với giá thành nên gỗ dổi ngày nay được được khai thác một cách rất lãng phí. Sinh thái rừng không kịp hồ phục cho nên kéo theo việc khan hiếm về nguồn cung, nên được được coi là một loại gỗ quý, được khách hàng lựa chọn và đánh giá cao.
Vậy là Nội Thất Morelux đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về công dụng của gỗ dổi trong đời sống hàng ngày, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích, và có thể giúp bạn tìm được sản phẩm như mong muốn.